Trong thiết kế xây dựng nhà có nhiều khái niệm về tầng mà tồn tại nhiều quy ước khác nhau trên thế giới hay thậm chí giữa các khu vực của 1 quốc gia. Cùng Kiến trúc Phong Vũ tìm hiểu tầng trệt, tầng lửng, tầng tum, tầng M và thông tầng là gì nhé!
Tầng trệt là gì?
Có nhiều quy ước khác nhau về vị trí của tầng trệt giữa các quốc gia thậm chí khác nhau về quy ước từng vùng miền trong quốc gia đó. Vậy tầng trệt là gì? Tầng trệt là tầng mấy?
Tại nhiều nước châu Âu, nhắc tới tầng trệt người ta sẽ hiểu là tầng nằm ngay trên mặt đất. Với tầng này người ta không đánh số, đánh số 0 hay số ký hiệu là tầng G. Như vậy phía trên tầng trệt sẽ lần lượt là các tầng 1, 2, 3….. phía dưới tầng trệt là tầng hầm thường được ký hiệu là B1, B2, B3…
Tại Hoa Kỳ và một số vùng của Canada người ta lại quy ước tầng trêt là tầng 1 (1st floor). Tầng trệt là tầng đầu tiên và được đánh số 1, như vậy tầng trệt tại đây dũng là tầng 1. Trên tầng 1 là tầng 2, 3, 4… phía dưới tầng 1 là tầng hầm B1, B2, B3…
Tại Việt Nam cũng có sự khác nhau về quy ước tầng trệt giữa miền Bắc và miền Nam. Tại Hà Nội nếu nói tầng trệt tức là tầng 1, lầu 1 tức là tầng 2. Trong khi đó tại Sài Gòn tầng 1 được hiểu là lầu 1.
Ở đây có 02 khái niệm tầng và lầu, vậy tầng và lầu khác nhau thế nào?
Có nhiều quan điểm về cách phân biệt 02 khái niệm này, nhưng quan điểm sau đây được đồng tình hơn cả.
Khi nói tới tòa nhà nhiều tầng thì: Tầng trệt là tầng 1 rồi lần lượt tới các tầng 2, 3, 4, 5…
Khi chỉ nhắc tới lầu thì thứ tự từ dưới lên trên như sau: Tầng trệt, lầu 1, lầu 2, lầu 3.
Tầng lửng là gì?
Thuật ngữ tầng lửng bắt nguồn từ tiếng Ý là mezzano. Tầng lửng hay được biết đến với nhiều tên gọi khác như gác lửng, gác xép là một tầng trung gian thiết kế kiến trúc tòa nhà. Tầng lửng không được tính là 1 tầng chính thức trong thiết kế tổng thể như tầng 1, tầng 2… mà nó nằm trung gian giữa 2 tầng với chiều cao trung bình từ 2.2 – 2.5m.
Thông thường tầng lửng được thiết kế nằm phía trên tầng dưới cùng với trần thấp.
Chức năng của tầng lửng
Với những ngôi nhà lớn, tầng lửng được thiết kế nhằm tạo ra không gian thoáng đãng, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Với những ngôi nhà nhỏ, hẹp thì tầng lửng được thiết kế nhằm tăng diện tích sử dụng, dùng làm nơi sinh hoạt hay phòng làm việc, để đồ đạc.
Với những ngôi nhà bị giới hạn về chiều cao, số tầng thì tầng lửng có thể là nơi đặt các không gian chức năng như phòng ăn, bếp, phòng ngủ cho khách.
Quy định về thiết kế tầng lửng tại Việt Nam
Tầng lửng được quy định có thể chiếm khoảng 80% diện tích của sàn nhà tuy nhiên nếu như chủ công trình lấp ô thông tầng ở tầng lửng thì sẽ bị tính thêm 1 tầng nữa và bị phạt.
Tầng tum là gì?
Tum là một từ dùng để chỉ bộ phận che chắn cầu thang, là phần trên cùng của ngôi nhà. Tum được thiết kế xây dựng nhằm gia tăng diện tích sử dụng để có thêm 1 phòng ngủ hay phòng thờ. Tùm vừa giúp ngôi nhà có thêm diên tích sử dụng, vừa có tác dụng chống nóng cho tầng dưới vào mùa hè.
Thông thường tầng tum được bố trí xây dựng ở mặt trước để đón nắng, ánh sáng và tạo cho ngôi nhà cảm giác cao hơn, đẹp hơn khi nhìn đối diện.
Tầng M là gì?
Tầng M là ký hiệu tầng dùng trong thang máy, thường nút bấm trong thang máy được đánh số trùng với tên tầng của tòa nhà, tuy nhiên có sự khác nhau về quy ước tại các quốc gia.
Tại châu Âu: Tầng trệt (tầng Ground) được ký hiệu là G hoặc 0, các tầng tiếp theo ký hiệu là tầng 1, tầng 2…
Tại Bắc Mỹ: Người ta quy ước tầng trệt chính là tầng 1. Tuy nhiên nếu tòa nhà có cả tầng 1 và tầng trệt thì tầng trệt được ký hiệu là G hoặc M. Nếu tòa nhà có tầng lửng (thường nằm giữa tầng 1 và 2) thì tầng lửng đó sẽ là tầng M hoặc G.
Thông tầng là gì?
Thông tầng còn được biết tới với cái tên phổ biến là giếng trời. Đây là thiết kế có tác dụng đưa không khí tự nhiên và ánh sáng vào trong nhà, giúp ngôi nhà tiếp xúc với không gian bên ngoài nhiều hơn.
Thông tầng là khoảng không gian nhỏ xuyên suốt chiều cao của ngôi nhà nhằm đưa ánh sáng tự nhiên và không khí bên ngoài vào. Thông tầng có thể được thiết kế ở trung tâm nhà, cầu thang, bếp… tùy thuộc vào thiết kế, kích thước nhà cũng như yêu cầu của gia chủ.
Theo phong thủy, thông tầng (giếng trời) giúp lưu thông vượng khí tới từng ngóc ngách trong ngôi nhà. Giếng trời đặt ở các vị trí ít ánh sáng và bí khí trong nhà sẽ phát huy hiệu quả tối đa về lưu thông không khí và ánh sáng.
Giếng trời được che bằng kinh chịu lực trong hay kính mờ để hạn chế chói mắt hoặc ánh sáng quá mạnh đi xuống. Để chịu lực tốt hơn và bảo vệ khỏi các vật cứng làm vỡ kính trong thời tiết gió bão giếng trời được gia cố bằng kết cấu kim loại.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm chắc các khái niệm phổ biến về tầng trong thiết kế xây dựng nhà.
Kiến trúc Phong Vũ với đội ngũ Kiến trúc sư giàu kinh nghiệm là đơn vị đi đầu trong thiết kết, thi công kiến trúc và các hàng mục nội thất nhà ở, biệt thự. Liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0985.923.113 để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ.